Trang chủ | TIN TỨC

  • Tìm hiểu về Tết Trung thu Nhật Bản

  • Ngày thứ nhất đó là vào ngày mà trăng tròn giữ mùa thu ( 15/8 âm lịch), và người nhật họ gọi ngày này là Zyuyoga.
    Đây là ngày mà trăng tròn và sáng nhất, được người Nhật yêu thích nhất, và trong ngày này thì người nhật

    thưởng thức trăng rất tuyệt. 
    Ngày trung thu thứ 2 của người nhật đó là vào ngày 13/10 âm lịch theo người Nhật thì ngày này có tên gọi là Zyusanya.

    Vào ngày Trung thu người dân Nhật Bản sẽ quây quần bên gia đình và lựa chọn địa điểm thích hợp nhất để cùng nhau ngắm trăng và hàn huyên chia sẻ những vấn đề trong cuộc sống.


    2. Câu truyện về cung trăng
    Nếu như người Việt Nam tưởng tượng có cây đa và chú Cuội thì người Nhật Bản lại tin rằng trên cung trăng có sự hiện diện của chú

    thỏ đang sinh sống và cứ vào đêm trung thu hàng năm chú thỏ lại giã bột để làm bánh giày mochi.


    3. Bánh trung thu theo phong cách của người Nhật
    Ẩm thực của người nhật rất nổi tiếng, thế nên chúng ta không lạ gì khi họ có một loại bánh trung thu rất đặc biệt và ngon. Loại bánh này có tên gọi là Tsukimi Dango. Đây cũng là đồ cúng chính trong ngày lễ ngắm trăng tại đất nước mặt trời mọc.
    Theo phong tục của người Nhật thì loại bánh này sẽ được bày biện vào ngày trung thu đầu tiên. Người nhật bày biện loại bánh trung thu truyền thống này là để dâng lên thần linh, cầu mong cho mọi người trong gia đình có được sức khỏe, trường thọ và mùa màng bội thu.


    4. Vật trang trí trong ngày tết trung thu
    Trong lễ hội ngắm trăng Otsukimi của Nhật Bản thì vật trang trí phổ biến nhất là một trong bảy loại cỏ nổi tiếng của mùa thu Nhật Bản đó chính là có lau (Susuki).


    5. Đèn lồng cá chép
    Tết trung thu ở Việt Nam có đèn ông sao thì trong ngày Tết Trung thu ở Nhật Bản, trẻ em cũng được cha mẹ sắm cho những chiếc đèn lồng cá chép để tham gia vào hội rước đèn. Đèn lồng cá chép ở Nhật tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai.